Skip to:
cach-nau-an-ngon/knorr-va-nguyen-tac-4-3-2
Dù hiểu rõ tầm quan trọng của rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày, mẹ vẫn luôn “đau đầu” trước lượng thông tin dinh dưỡng khổng lồ vừa khó nhớ, vừa khó áp dụng. Nay mẹ chẳng cần phải nhớ nhiều vì đã có bài ca 4-3-2 giúp cả bé và mẹ không cần học mà cũng thuộc lòng những nguyên tắc để có dinh dưỡng cân bằng từ rau củ.
Rau củ là nguyên liệu không thể thiếu để hoàn thiện bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thế giới rau củ lại vô cùng đa dạng. Phân loại theo bộ phân, mẹ có thể bắt gặp những loại rau từ thân, củ, quả, lá hay hạt với công dụng và cách chế biến khác nhau. Ví dụ, ngó sen chứa chất xơ thích hợp để làm gỏi; hạt sen giàu axit béo bão hoá tốt cho làn da thường dùng nấu chè; Vitamin C và khoáng chất lại có nhiều trong củ sen được dùng để canh thêm ngọt nước...

Rau củ là nguyên liệu không thể thiếu để hoàn thiện bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng
Ngoài ra, rau củ cũng được chia thành 5 nhóm màu với những thành phần thiết yếu. Cà rốt, khoai lang có màu vàng/ cam nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch; mâm xôi, súp lơ màu xanh chứa nhiều vitamin K, axit folic, sắt giúp phát triển trí não. Các thực phẩm có sắc đỏ như đậu đỏ, ớt chuông chứa nhiều kali, kẽm, vitamin B9 thúc đẩy phát triển hệ cơ xương. Các loại rau củ màu nâu, trắng, tím chống vi rút, vi khuẩn… cho con thêm khỏe mạnh.
Bữa ăn đủ rau về lượng và đa dạng về màu sắc là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Một đôi mắt sáng của họa sĩ tương lai hay sự dẻo dai của một vận động viên điền kinh sau này... đều bắt đầu từ những bữa ăn đầy đủ rau như thế. Tuy đơn giản nhưng đó lại là nền tảng vững chắc cho tương lại muôn màu của các con.

Sự dẻo dai của một cầu thủ bóng đá tương lai, đôi mắt sáng của nghệ sĩ tài năng sau này… đều mắt nguồn từ bữa cơm nhà đủ rau mẹ nấu hôm nay
Dù biết rau củ thiết yếu, với lượng kiến thức khổng lồ và đầy tính học thuật về khoa học dinh dưỡng, mẹ luôn gặp khó khi bước vào giai đoạn thực hành. Dựa trên hướng dẫn từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Knorr giới thiệu nguyên tắc 4-3-2 dễ nhớ, dễ áp dụng, để cả nhà có thể xây dựng bữa ăn cân bằng dinh dưỡng từ rau củ bằng những bước đơn giản.

NGUYÊN TẮC 4-3-2 LÀ THẦN CHÚ “400 GRAM RAU CỦ, 3 LOẠI RAU VÀ 2 LOẠI QUẢ KHÁC NHAU TRONG 1 NGÀY”.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người cần ăn ít nhất 400g rau củ quả đa dạng mỗi ngày để bổ sung đầy đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất. Từ đó, giúp trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, giúp ngăn ngừa táo bón, các vấn đề về đường ruột, giảm thiểu nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và một số loại ung thư. Không chỉ vậy, việc ăn đa dạng rau củ quả từ sớm còn hình thành cho bé thói quen thích ứng với nhiều loại thực phẩm, không phụ thuộc vào một vài loại rau phổ biến.
Knorr tin rằng, nguyên tắc 4-3-2 không chỉ áp dụng được trong quá trình giúp bé hấp thu rau củ mà nó còn hình thành nên những thói quen tốt trong ăn uống và cuộc sống, giúp mẹ sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều trên hành trình phát triển toàn diện của con.
Hãy cùng Knorr xây dựng chế độ ăn uống khoa học cùng thói quen ăn rau xanh cho bé và gia đình ngay hôm nay và tham gia cộng đồng “Cơm nhà đủ rau” trên Fanpage Knorr Việt Nam để tìm hiểu thêm nhiều bí quyết thú vị khác mẹ nhé.
Bài Ca Rau Củ - Tuyệt chiêu món ngon đủ rau
Knorr gửi tặng mẹ và bé Bài Ca Rau Củ. Với sự góp mặt đa dạng các gương mặt vàng trong làng rau củ, hi vọng mẹ sẽ có thêm nhiều gợi ý cho bữa ăn. Đồng thời nhờ vào ca từ dễ thương và giai điệu vui nhộn, bé con sẽ được du hành vào thế giới rau củ, tạo sự hứng thú và tiêu diệt nỗi “sợ” rau trong bé.
Khoe ngay “21 Ngày Cơm Nhà Đủ Rau” cùng Knorr
Còn nữa Mẹ ơi! Nếu nhà mình đã nằm lòng nguyên tắc 4-3-2, mẹ áp dụng ngay trong bữa cơm gia đình và đừng quên khoe thành phẩm của mình tại cuộc thi “21 Ngày Cơm Nhà Đủ Rau” cùng Knorr nhé. Đây là sân chơi ý nghĩa vừa giúp Mẹ khoe tuyệt kỹ nấu nướng của mình, vừa học hỏi thêm được nhiều bí quyết hay từ các Mẹ khác để bữa ăn của gia đình thêm phần đa dạng. Cuộc thi đang diễn ra tại fanpage Knorr với nhiều phần quà hấp dẫn.
*Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030