Skip to:
Nguyen
Dưa kiệu ngâm chua ngọt là một trong những món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong dịp Tết của các gia đình Việt. Cách làm củ kiệu rất đơn giản, quan trọng là bạn phải chọn được kiệu ngon và pha chế nước ngâm đúng chuẩn.
Nguyên liệu để ngâm kiệu chua ngọt
● Đường cát trắng: 200 gram
● Muối: 1 muỗi canh
● Dấm trắng: 200ml
● Đường cát: 1 muỗng canh
Nguyên liệu để ngâm kiệu nước mắm
● Nước mắm nguyên chất: 250ml
● Đường cát: 300 gram
Nếu không cẩn thận, món kiệu của bạn rất dễ bị ngấm quá nhiều nước, không còn độ giòn.
Sơ chế
● Ngâm kiệu trong nước đã hòa tan tro bếp. Nếu không có tro bếp thì bạn có thể dùng muối để thay thế
● Sau khi ngâm qua đêm, bạn vớt kiệu ra, để ráo nước và tiến hành làm sạch.
● Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần đuôi và rễ của kiệu cho sạc, lưu ý là không cắt phạm vào đầu củ kiệu, nếu cắt phạm sẽ khiến kiệu dễ bị ngấm nước, mất đi độ giòn.
● Vừa cắt vừa ngâm kiệu vào trong nước đá. Sau đó, rửa sạch kiệu rồi mang đi phơi nắng cho kiệu hơi héo lại.
● Cuối cùng, lột bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài và cắt sạch đầu rễ của kiệu một lần nữa
● Rửa sạch và để ráo nước.
Chế biến
Để làm kiệu chua ngọt, bạn nên muối kiệu vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy.
● Xếp kiệu vào hũ, cứ một lớp kiệu, lại rải một lớp đường và muối. Xếp đến khi đầy hũ.
● Ngâm kiệu khoảng 1 tuần, cho đến khi đường muối tan ra hết và thấm vào kiệu là có thể sử dụng được
Cách làm tương tự với kiệu ngâm nước mắm, nhưng cho thêm một ít ớt khô vào hũ.
● Nấu sôi nước mắm, đường cát cho đến khi kẹo lại thì để nguội và đổ vào hũ kiệu đã được xếp lớp cùng với ớt khô
Sau khi ngâm kiệu được 3 ngày thì bạn nên đổ nước mắm ra nấu lại. Vì lúc này nước mắm đã bị loãng do nước trong kiệu chảy ra. Cách này giúp bạn giữ kiệu được lâu hơn.