Skip to:
cot
Cuộc sống bận rộn khiến người nội trợ không có nhiều thời gian để chế biến món ngon. Vì thế, một số nguyên liệu cần được chuẩn bị trước, bảo quản trong nhà và chỉ lấy ra dùng khi cần thiết. Chẳng hạn như các loại nước cốt.
Nước cốt chanh
Để bảo quản nước cốt chanh, bạn chỉ cần vắt chanh lấy nước, cất vào trong lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản và dùng dần trong khoảng thời gian 7-16 ngày. Tốt nhất là nên bảo quản trong tủ lạnh
Thời gian bảo quản nước cốt chỉ là tương đối. Quan trọng là phải quan sát khi sử dụng. Nếu thấy nước cốt có biến đổi về mùi, vị và màu sắc thì chứng tỏ nước cốt đã bị oxy hóa cao, bị vi khuẩn không có lợi tấn công và có thể gây đau bụng.
Nước cốt dừa
Đây là một trong những loại nước cốt dễ bị hư nhất, vì hàm lượng chất béo cao. Cách tốt nhất để bảo quản nước cốt dừa là giữ lạnh trong lọ kín khí.
Để tiện hơn thì bạn nên chia nhỏ nước cốt thành từng phần, khi dùng chỉ lấy đúng phần đó và những phần khác không bị ảnh hưởng.
Thời gian bảo quản tối đa theo cách này là 2 tuần
Nước cốt trái cây
Nước cốt trái cây rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng trực tiếp như một loại nước giải khát hoặc để chế biến món ăn. Chính vì vậy mà nhiều bà nội trợ hay ép sẵn nước cốt trái cây để dùng dần. Và cách tốt nhất để bảo quản chúng là
● Đựng nước cốt trong lọ thủy tinh, có nắp đậy kín khí, kín hơi. Sau đó, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn nên bảo quản nước cốt ngay khi vừa ép xong để giữ lại được đầy đủ chất dinh dưỡng.
● Lưu ý khi đổ nước cốt vào chai thì phải đổ kín miệng chai, để giảm tối đa phần không khí giữa nước cốt và nắp, hạn chế khả năng oxy hóa.
● Nếu muốn giảm thiểu tình trạng mất chất dinh dưỡng trong nước cốt thì bạn có thể vắt thêm một ít chanh vào nước cốt trái cây. Vitamin C trong chanh cũng có tác dụng chống oxy hóa.
● Cách tốt nhất là nên đông lạnh nước cốt. Bạn có thể cho nước cốt vào vỉ đá rồi để vào tủ đông. Khi dùng, bạn chỉ cần lấy một viên nước cốt ra và chế biến.